Montessori Education Method

Montessori Education Method

Phương pháp Giáo dục Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em dựa trên nghiên cứu khoa học và kinh nghiệm của bác sĩ, nhà giáo dục Ý, Maria Montessori (1870–1952). Tiến sĩ Maria Montessori - một bác sĩ, nhà nhân chủng học và nhà giáo dục người Ý. đã phát triển phương pháp giáo dục trẻ em sự nghiệp giáo dục kéo dài hơn năm mươi năm. Phương pháp Montessori được phát triển thông qua sự quan sát khoa học về trẻ em từ nhiều thành phần dân tộc, văn hóa và kinh tế xã hội từ khi sinh ra đến khi trưởng thành. Phương pháp dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về sự phát triển của trẻ.

Phương pháp Montessori hỗ trợ sự phát triển tự nhiên một cách toàn diện của con người. Giáo dục Montessori mang đến một tầm nhìn rộng mở, là giáo dục hỗ trợ cho cuộc sống (Aid to life). Có đến hơn 22.000 trường Montessori trên thế giới dành cho nhiều độ tuổi khác nhau.

Hiệp Hội Montessori Quốc Tế (AMI - Association Montessori Internationale) - Bảo vệ và phát triển triết lý giáo dục Montessori

Hiệp Hội Montessori Quốc Tế (AMI - Association Montessori Internationale) được sáng lập vào năm 1929 bởi Tiến sĩ Maria Montessori, với tầm nhìn dài hạn nhằm bảo tồn và phát triển triết lý giáo dục mà bà đã cống hiến cả cuộc đời. Là tổ chức hàng đầu về giáo dục Montessori, AMI đặt trụ sở chính tại Hà Lan và có mối liên kết chặt chẽ với Liên Hợp Quốc, thể hiện vai trò không chỉ trong lĩnh vực giáo dục mà còn trong việc thúc đẩy hòa bình và quyền trẻ em trên toàn thế giới. Với hơn 89 trung tâm đào tạo trên toàn cầu, AMI luôn giữ vững phương châm gìn giữ sự nguyên vẹn của các triết lý và quan điểm giáo dục Montessori, ngay cả khi Maria Montessori không còn nữa....

Trung Tâm Giáo dục Montessori Việt Nam (MVEC) đã đồng hành cùng sự phát triển của Phương pháp Montessori

  • Lớp học Montessori/ Môi trường được chuẩn bị.

Môi trường được chuẩn bị là ngôi nhà của trẻ thơ được thiết kế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển thể chất và tinh thần của trẻ trong giai đoạn phát triển bản thân. Môi trường có sự đẹp đẽ, ngăn nắp, gọn gàng và có những hoạt động/ bài học được thiết kế cho các nhóm nhiều độ tuổi nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của nhóm tuổi. Môi trường chuẩn bị bao gồm cả không gian bên trong và bên ngoài.

Lớp học có những giáo cụ đẹp đẽ, có kích thước phù hợp với trẻ, nơi mà trẻ em có thể tự do làm những công việc có mục đích, phù hợp với khả năng, sở thích, độ tuổi của mình để đáp ứng với xu hướng phát triển tự nhiên của trẻ.

Bên ngoài lớp học là những không gian tự nhiên để trẻ hòa hợp với thiên nhiên, những khu vườn học cách chăm sóc cây và có trách nhiệm với cuộc sống.

Trẻ em có niềm đam mê học tập bẩm sinh, và lớp học Montessori khuyến khích điều này bằng cách cho trẻ có cơ hội chủ động thực hiện các bài học có mục đích với sự hướng dẫn của một người lớn được đào tạo. Thông qua công việc của mình, trẻ phát triển sự tập trung và kỷ luật tự giác vui vẻ. Trong một môi trường được yêu thương, tôn trọng và tự do lựa chọn, trẻ tiến bộ theo nhịp độ và nhịp điệu riêng, theo khả năng cá nhân của bản thân.

  • Giáo viên Montessori

Giáo viên Montessori là những người được đào tạo bài bản để có sự am hiểu về phương pháp Montessori. Giáo viên Montessori hiểu được quá trình phát triển của loài người, đặc biệt nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi mà họ tương tác để từ đó có sự giao tiếp tôn trọng, hiệu quả và hướng dẫn những bài học phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ.

  • Chương trình Montessori: chia ra các giai đoạn, chương trình tương ứng.

Lớp học trộn lẫn lứa tuổi dựa trên thuyết về sự phát triển tự nhiên của loài người của bà Maria Montessori, bà chia làm 4 giai đoạn phát triển của loài người. Giai đoạn đầu tiên: 0-6 tuổi. Giai đoạn này trẻ có trí tuệ thẩm thấu (obsorbent mind) để thấp hút tất cả mọi từ từ môi trường trẻ sống, ngôn ngữ và văn hóa tại nơi trẻ sống, tại thời điểm của trẻ.

Các chương trình dành cho giai đoạn đầu tiên:

  • Từ khi sinh ra đến 3 tuổi. 

Cộng đồng Nido (theo tiếng Ý là cái tổ) 

Dành cho trẻ từ 8 tuần tuổi cho đến khi biết đi. Môi trường thiết kế cho trẻ từ 8 tuần tuổi được có cơ hội phát triển cột mốc tự lập đầu tiên trong cuộc đời là sự tự bước đi. Chương trình này được tạo ra nhằm hỗ trợ những phụ huynh phải đi làm.

Cộng đồng trẻ thơ 

Dành cho những trẻ bắt đầu biết đi, trẻ tham gia nhóm tập đi khi trẻ có những kỹ năng vận động thô cơ bản, tự lập và ngôn ngữ được trau dồi. Hơn cả một lớp học, cộng đồng trẻ thơ là nơi mà nuôi dưỡng trẻ để trẻ có những trải nghiệm kiến tạo bản thân mình với những trẻ khác từ khi còn rất nhỏ.

Dành cho trẻ từ lúc tập đi đến 3 tuổi.

Chương trình dành cho trẻ từ 3-6 tuổi. 3 to 6 years Programme.

“Trường học” Montessori bắt đầu khi trẻ 3 tuổi. Giai đoạn 3-6 là giai đoạn trẻ trải qua quá trình kiến tạo bản thân. Bằng các áp dụng những triết lý Montessori và những trang thiết bị, học cụ được thiết kế độc đáo giúp cho trẻ hấp thụ kiến thức và tiếp tục hành trình kiến tạo bản thân mình. Việc tiếp thu bản sắc văn hóa của mình là điều quan trọng trong sự phát triển ở giai đoạn đầu.

Môi trường mầm non chung cấp những điều trên thế giới cho trẻ. Quả địa cầu, bản đồ, bài hát, các hình thái đất và nước, các bộ sưu tập tranh, ảnh từ những nền văn hóa khác nhau, và nhiều đều khác nữa nhằm mục đích giúp trẻ phát triển như một cá nhân trân trọng thế giới rộng lớn hơn so với thế giới của riêng mình.

Ngôi nhà trẻ thơ 

Ngôi nhà trẻ thơ là một trường mầm non cho trẻ từ 3-6 tuổi. Trẻ thường đến trường 5 ngày/ 1 tuần, trẻ có thể tham gia buổi sáng khi 3-4 tuổi, rồi sau đó ở lại nguyên ngày trong năm cuối cấp.

Trẻ hoạt động cá nhân với 4 lĩnh vực chính của chương trình mầm non: Thực hành cuộc sống, Giác quan, ngôn ngữ, và toán. Ngoài ra, các lĩnh vực khác cũng được coi trọng như nghệ thuật sáng tạo, âm nhạc, khoa học, địa lý và văn hóa.

Giai đoạn thứ hai: 6-12 tuổi. Với trí tuệ lý luận (reasoning mind) trẻ khám phá thế giới với những suy nghĩ trừu tượng và sự tưởng tượng.

Trường cấp 1 Montessori - Montessori Primary School.

Trẻ làm việc với phong cách nghiên cứu, hoạt động nhóm nhỏ với sự kết nối của trí thông minh và sự tưởng tượng. Bài học được hướng dẫn bởi giáo viên Montessori giúp cho trẻ phát triển khả năng giải thích vì sao và hoặc về nghệ thuật cuộc sống.

Trẻ ở độ tuổi này được học để hiểu về vũ trụ và nơi ở của trẻ cũng như tiếp thu nền văn hóa của mình. Các lĩnh vực học tập bao gồm địa lý, sinh học, lịch sử, ngôn ngữ, toán trong sự kết nối với khoa học, âm nhạc, nghệ thuật. Khuyến khích việc khám phác các lĩnh vực học tập thông qua những chuyến đi dã ngoại như đi tham quan thư việc, bảo tàng, vườn thực vật, trung tâm khoa học, nhà máy, bệnh viện,... Cách tiếp cận giáo dục toàn diện này thúc đẩy ý thức kết nối với toàn nhân loại và khuyến khích trẻ có mong muốn để đóng góp cho thế giới.

Giai đoạn ba: 12-18 tuổi.

Trong giai đoạn này thanh thiếu niên có trí tuệ nhân văn (humanistic mind) muốn khám phá nhân loại và đóng góp cho cộng đồng.

Chương trình cho trẻ từ 12-18 tuổi dựa trên tính chất đặc biệt của thanh thiếu niên. Thanh thiếu niên là độ tuổi phát triển kỹ năng xã hội một cách đặc biệt, tuổi của tư duy phản biện và tự đánh giá bản thân, và là thời kỳ của sự quan tâm đến bản thân và đánh giá chính mình. Đây là thời kỳ chuyển tiếp giữa thời thơ ấu đến thời kỳ trưởng thành. Giới tính của thanh thiếu niên được khẳng định trong giai đoạn này, sự phát triển vượt bậc về mặt thể chất và giới tính. Ở tuổi dậy thì, thanh thiếu niên khó tập trung vào việc học tập và học tập có cấu trúc. Giai đoạn này giống như một cuộc phiêu lưu - một cuộc phiêu lưu đầy gian nan nhưng thú vị - nơi thanh thiếu niên cố gắng khẳng định vị trí của mình trên thế giới.

Trường cấp hai Montessori – Montessori Secondary School.

12-15 tuổi, hòa hợp với thiên nhiên.

Tiến sĩ Montessori khuyến nghị rằng thanh thiếu niên nên dành một khoảng thời gian ở nơi cách xa gia đình mình. Điều này sẽ cung cấp một cơ hội để trẻ học tập về nền văn minh thông qua nguồn gốc nông nghiệp. Bà cho rằng trẻ nên sống trong một nhà riêng (hostel) nơi mà trẻ sẽ học cách quản lý và mở một cửa hàng, nơi bán sản phẩm và học cách sản xuất và trao đổi dựa trên đời sống kinh tế. Bà đã vạch ra một kế hoạch chung cho việc học tập và công việc của trẻ nhưng bà tin rằng chương trình hòa hợp với thiên nhiên gọi là "Erdkinder" (tiếng Đức nghĩa là "những đứa trẻ đất liền" – “children land”) chỉ có thể được phát triển từ kinh nghiệm.

Giai đoạn 4: 18-24 tuổi. Người lớn có trí tuệ chuyên gia (specialist mind) đóng góp vai trò quan trọng của mình trong xã hội.

Đặc điểm nổi bật Phương pháp Giáo dục Montessori

1. TÔN TRỌNG NHỊP ĐIỆU TỰ NHIÊN VÀ SỰ ĐỘC ĐÁO CỦA MỖI TRẺ

Trong triết lý Montessori, mỗi đứa trẻ được ví như một hạt mầm độc nhất vô nhị trong khu vườn phát triển. Mỗi hạt mầm mang trong mình một bản thiết kế hoàn hảo và tiềm năng vô hạn đang chờ được đánh thức. Nhiệm vụ của người lớn, như những người làm vườn tận tụy, không phải là tạo ra một cái cây theo ý mình, mà là kiên nhẫn chăm sóc, tạo điều kiện để hạt mầm nảy nở theo cách tự nhiên nhất.

Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều là những thời điểm quý giá, đặc biệt là các "giai đoạn nhạy cảm" - những cửa sổ cơ hội tuyệt vời khi trẻ đặc biệt sẵn sàng và khao khát học hỏi những kỹ năng nhất định. Có những giai đoạn trẻ đặc biệt nhạy cảm với ngôn ngữ, có lúc lại say mê với trật tự, có thời điểm lại đắm chìm trong khám phá giác quan. Thay vì áp đặt một lộ trình cứng nhắc, chúng ta cần tinh tế nhận biết và tận dụng những thời điểm vàng này.

Mỗi trẻ đều có một nhịp độ phát triển riêng biệt. Có em nhanh nhẹn trong vận động thể chất, có em lại say mê với âm nhạc và ngôn ngữ, có em đặc biệt nhạy bén với toán học và logic. Tất cả những con đường phát triển này đều đáng được tôn trọng và nâng đỡ. Không có sự so sánh, không có áp lực phải theo kịp người khác, mỗi trẻ được tự do phát triển theo tiềm năng tự nhiên của mình.

2. MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP ĐƯỢC CHUẨN BỊ VÀ TỰ DO CÓ ĐỊNH HƯỚNG

Lớp học Montessori không chỉ đơn thuần là một không gian học tập, mà là một "ngôi nhà của trẻ" được thiết kế tỉ mỉ đến từng chi tiết. Mọi đồ vật, từ bàn ghế đến giáo cụ, đều được sắp xếp có chủ đích và phù hợp với kích thước của trẻ. Không gian được chia thành các khu vực học tập rõ ràng: khu vực sự sống thực hành, khu vực giác quan, khu vực ngôn ngữ, khu vực toán học, và khu vực văn hóa.

Trong môi trường này, trẻ được tự do di chuyển và lựa chọn hoạt động theo sở thích và nhu cầu của mình. Tuy nhiên, đây không phải là sự tự do vô tổ chức mà là "tự do trong khuôn khổ". Mọi hoạt động đều có quy tắc rõ ràng, và trẻ học cách tôn trọng không gian và quyền tự do của người khác. Khi một em đang tập trung làm việc, những em khác học cách không làm phiền, tạo nên một môi trường học tập yên bình và tôn trọng lẫn nhau.

Giáo cụ được sắp xếp theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp, từ cụ thể đến trừu tượng, luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khám phá của trẻ. Mỗi giáo cụ đều có tính tự sửa lỗi, cho phép trẻ tự nhận biết và điều chỉnh sai sót mà không cần sự can thiệp của người lớn, từ đó phát triển tính độc lập và tự tin.

3. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP QUA TRẢI NGHIỆM VÀ THỰC HÀNH

Trong phương pháp Montessori, kiến thức không được truyền đạt một chiều từ giáo viên sang trẻ, mà được xây dựng thông qua những trải nghiệm thực tế phong phú. Mỗi bài học là một cuộc phiêu lưu khám phá, nơi trẻ được tương tác trực tiếp với thế giới xung quanh bằng tất cả giác quan của mình.

Khi học về thực vật, trẻ không chỉ đọc sách hay xem hình ảnh mà được trực tiếp trồng cây, chăm sóc vườn rau, quan sát sự nảy mầm và phát triển của cây. Khi học về đo lường, trẻ thực hành thông qua việc nấu ăn, đong đếm nguyên liệu. Khi học về hình học, trẻ được sờ, nắm, sắp xếp các khối hình ba chiều trước khi tiến tới hiểu về các khái niệm trừu tượng.

4. PHÁT TRIỂN KỶ LUẬT TỰ GIÁC VÀ ĐỘNG LỰC NỘI TẠI

Thay vì sử dụng hệ thống thưởng phạt truyền thống, Montessori tập trung vào việc nuôi dưỡng kỷ luật tự giác và động lực nội tại của trẻ. Kỷ luật ở đây không phải là sự tuân theo mệnh lệnh một cách thụ động, mà là khả năng tự điều chỉnh hành vi, tự quản lý thời gian và chịu trách nhiệm với công việc của mình.

Mỗi ngày trong lớp học, trẻ tự lựa chọn hoạt động, tự quyết định thời gian làm việc và tự chịu trách nhiệm về kết quả. Khi một em chọn làm việc với bộ hình học, em ấy tự lấy giáo cụ, tự trải thảm làm việc, tập trung hoàn thành nhiệm vụ và sau đó tự cất gọn mọi thứ về vị trí cũ. Qua quá trình này, trẻ không chỉ học về hình học mà còn phát triển tính trách nhiệm, sự tập trung và tính độc lập.

Niềm vui trong học tập đến từ chính quá trình khám phá và thành tựu cá nhân. Khi trẻ tự mình giải quyết được một bài toán khó, khi tự tay hoàn thành một dự án nghệ thuật, khi giúp đỡ được một bạn nhỏ hơn - những khoảnh khắc thành công này tạo nên niềm tự hào và động lực bền vững, mạnh mẽ hơn bất kỳ phần thưởng bên ngoài nào.

5. PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN VÀ CHUẨN BỊ CHO CUỘC SỐNG

Mục tiêu cuối cùng của Montessori không chỉ là đào tạo những học sinh giỏi mà là nuôi dưỡng những con người toàn diện. Trong môi trường này, sự phát triển trí tuệ luôn song hành với phát triển cảm xúc, kỹ năng xã hội và nhân cách. Mỗi hoạt động đều hướng tới việc chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống thực.

Trẻ học cách tự chăm sóc bản thân thông qua các hoạt động thực hành cuộc sống như mặc quần áo, rửa tay, dọn dẹp. Các em phát triển kỹ năng xã hội qua việc làm việc nhóm, giúp đỡ bạn bè, giải quyết xung đột. Khả năng giao tiếp được rèn luyện tự nhiên thông qua các cuộc thảo luận nhóm, thuyết trình dự án và tương tác hàng ngày.

Quan trọng hơn cả, trẻ phát triển sự tự tin và niềm tin vào khả năng của bản thân. Qua mỗi thành công nhỏ, mỗi khó khăn được vượt qua, trẻ dần xây dựng nên một nền tảng vững chắc của sự độc lập và tự chủ. Đây chính là hành trang quý giá nhất mà Montessori trang bị cho trẻ trên hành trình trở thành những công dân tích cực và có trách nhiệm trong tương lai.